Sâu răng & những điều cần biết

Sâu răng là những vùng bị tổn thương vĩnh viễn thường phát triển thành những lỗ trên men răng hoặc bề mặt cứng của răng. Tất cả mọi người đều có thể bị sâu răng. Tình trạng này thường phổ biến nhất ở trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và người lớn tuổi.

Sâu răng được chia làm 3 loại:

  • Sâu răng bề mặt nhẵn, xuất hiện ở cả mặt trong và mặt ngoài của răng
  • Sâu răng xuất hiện trên bề mặt nhai của răng
  • Sâu răng xuất hiện ở chân răng, bên dưới đường viền nướu.

Cách nhận biết sâu răng

Các triệu chứng của sâu răng phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của tình trạng răng sâu. Khi một lỗ sâu mới phát triển, việc phát hiện lỗ sâu này tại nhà thường gặp nhiều khó khăn. Khi lỗ sâu lớn hơn, bạn có thể gặp một số triệu chứng sau:

  • Ê răng
  • Đau khi cắn hoặc nhai
  • Răng nhạy cảm với nóng, lạnh và đồ ngọt
  • Xuất hiện đốm đen hoặc lỗ có thể nhìn thấy trên răng.

Khám răng định kỳ 6 tháng một lần hoặc nhiều hơn có thể giúp phát hiện sớm những vấn đề răng miệng, bao gồm cả sâu răng. Phát hiện và điều trị lỗ sâu trước khi tình trạng này gây đau có thể giúp tránh các tổn thương nghiêm trọng và  khả năng bị mất răng. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy đau và nhức răng, hãy đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt.

Sâu răng phát triển như thế nào?

Nguyên nhân của sâu răng là do bề mặt cứng hoặc men răng của chúng ta có thể bị hư hỏng theo thời gian. Vi khuẩn, thức ăn và axit tự nhiên tạo thành một màng dính gọi là màng bám bao phủ xung quanh răng của chúng ta. Axit từ mảng bám nếu không được loại bỏ sẽ bắt đầu ăn mòn men răng. Và khi axit ăn mòn qua lớp men răng, nó sẽ bắt đầu phá huỷ lớp ngà bên dưới. Ngà răng là lớp xốp bên dưới men răng có tác dụng tạo cảm giác cho răng và bảo vệ tuỷ răng. Do đó, ngà răng dễ bị tổn thương hơn men răng nhiều lần.

Nếu tình trạng sâu răng tiếp diễn mà không được điều trị, tuỷ và các phần bên trong răng có thể bị ảnh hưởng. Ngà răng chứa các mạch máu và dây thần kinh. Khi lan đến tuỷ, sâu răng có thể gây tổn thương dây thần kinh dẫn đến đau, kích ứng và sưng tấy. Khi sâu răng tiến triển,  mủ có thể hình thành xung quanh răng do hệ miễn dịch của cơ thể cố gắng chống lại tình trạng này. Sự tích tụ mủ gây ra vi khuẩn và từ đó dẫn đến những vấn đề răng miệng nghiêm trọng hơn.

Quá trình sâu răng và các biện pháp điều trị

Điều trị sâu răng

Việc điều trị sâu răng sẽ phụ thuộc vào mức độ và triệu chứng của tình trạng này.

Trám răng và mão răng

Nha sĩ có thể sử dụng một chất trám nhằm lấp kín lỗ sâu trên răng. Chất trám có thể được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau, bao gồm: Amalgam (kim loại) hoặc Composit (nhựa).

Trong quá trình trám răng, nha sĩ sẽ loại bỏ phần răng bị sâu bằng một mũi khoan chuyên dụng và trám lỗ sâu bằng một loại vật liệu phù hợp.

Mão răng sẽ được nha sĩ sử dụng nếu một phần lớn của răng cần được loại bỏ. mão răng có thể được làm từ kim loại hoặc sứ và thường bao phủ toàn bộ bề mặt của răng.

Lấy tuỷ & nhổ răng

Nếu sâu răng ăn sâu vào bên trong răng, nha sĩ có thể đề nghị lấy tuỷ răng. Việc lấy tuỷ răng bao gồm loại bỏ dây thần kinh bị tổn thhương của răng và thay thế bằng chất trám. Trái với suy nghĩ của nhiều người, lấy tuỷ răng không đau hơn so với trám răng thông thường.

Trong trường hợp răng của bạn bị sâu nghiêm trọng và không thể sữa chữa được, nha sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ răng. Sau khiphẫu thuật nhổ răng, nha sĩ có thể thay thế chiếc răng bị nhổ bằng răng giả nếu bạn yêu cầu.

Florua

Florua là một khoáng chất tự nhiên có thể củng cố men răng. Từ đó giúp răng chống lại sâu răng do axit và vi khuẩn gây ra. Phương pháp điều trị bằng florua cũng có thể giúp đảo ngược các dấu hiệu sớm của sâu răng.

Ngăn ngừa sâu răng

Chăm sóc răng miệng tốt là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa sâu răng. Việc phòng ngừa sâu răng cần được bắt đầu tại nhà như một thói quen hàng ngày. Tuy vậy, việc kiểm tra răng miệng thường xuyên vẫn rất quan trọng.

Sau đây là một số cách có thể thực hiện nhằm ngăn ngừa sâu răng:

  • Sử dụng kem đánh răng có chứa florua: Florua có thể ngăn chặn và thậm chí đẩy lùi sâu răng, do đó kem đánh răng có chứa florua là một công cụ đắc lực trong việc ngăn ngừa sâu răng
  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, 1 lần sau khi thức dậy vào buổi sáng và 1 lần trước khi đi ngủ. Nếu có thể, hãy đánh răng sau mỗi bữa ăn
  • Dùng chỉ tơ nha khoa hàng ngày nhằm loaiị bỏ thức ăn giữa các kẽ răng và ngăn ngừa mảng bám
  • Thăm khám nha sĩ thường xuyên
  • Trám bít hố rãnh: Một loại vật liệu dẻo sẽ được trám trên bề mặt nhai của răng, thường là các răng hàm lớn. Trám bít hố rãnh giúp lấp đầy các rãnh và kẽ răng giúp ngăn ngừa sâu răng. Hãy hỏi ý kiến của nha sĩ về vấn đề này!
Trám bít hố rãnh giúp ngăn ngừa sâu răng
  • Tránh ăn vặt và hạn chế lượng thức ăn có đường: Ăn vặt có thể tạo ra nguồn gây sâu răng dường như liên tục. Các loại thực phẩm và đồ uống có đường, có gas và dính răng cũng có thể làm hỏng men răng của bạn. Sau khi ăn vặt, nên súc miệng bằng nước tinh khiết nhằm loại bỏ những mảnh thức ăn và vi khuẩn khỏi miệng.

Với đội ngũ bác sĩ giỏi, uy tín, tận tâm, chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa, Phòng khám Nha khoa Y Đức 6 luôn chăm sóc chu đáo, tận tình sẽ mang đến cho quý khách hàng cảm giác an toàn, thoải mái cùng nụ cười rạng rỡ với giá cả phù hợp.

Xin quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.